Logo hay còn gọi biểu tượng thương hiệu nhận diện của một doanh nghiệp được gắn liền với sản phẩm, dịch vụ để sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Nhìn thấy logo, người tiêu dùng dễ dàng nhận diện được sản phẩm nào là của doanh nghiệp. Để có thể được bảo hộ tốt nhất, doanh nghiệp nên đăng ký bản quyền logo hoặc đăng ký nhãn hiệu cho logo. Vậy, hai sự lựa chọn này có gì khác biệt, cùng tìm hiểu trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Ưu Điểm, Hạn Chế Của Hình Thức Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Logo
1. Ưu điểm đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền thương hiệu là cơ chế bảo hộ logo chặt chẽ và toàn diện hiện nay. Cho phép bảo hộ cả về nội dung (màu sắc, từ ngữ, hình ảnh…) lẫn hình thức của logo nhằm bảo vệ khỏi các hành vi sử dụng logo tương tự hay sao chép logo, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
- Logo sau khi đăng ký bản quyền nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ chặt chẽ về pháp lý. Đây là cơ sở vững chắc để xử lý các hành vi xâm phạm trái phép.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản chứng nhận logo của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó và được bảo hộ bởi nhà nước. Từ đó, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Đồng thời nâng cao vị thế trên thị trường và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
- Khi đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với logo, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền khai thác những lợi ích thương mại nhãn hiệu logo mang lại. Từ gắn logo vào dịch vụ, sản phẩm, các hoạt động thương mại, chuyển giao quyền sử dụng…
- Có thể tiến hành gia hạn văn bằng nhiều lần. Mỗi lần đăng ký, gia hạn, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền) có thời hạn là 10 năm.
2. Nhược điểm của đăng ký bản quyền thương hiệu, nhãn hiệu
- Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với logo, doanh nghiệp cần trải qua quá trình thẩm định phức tạp bởi Cục Sở hữu trí tuệ cùng các cấp ngành liên quan. Do vậy, thời gian xử lý sẽ kéo dài từ 12 đến 18 tháng.
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo phức tạp, cần đảm bảo yếu tố có thể nhìn thấy được dưới dạng màu sắc, hình vẽ, chữ cái in. Đồng thời phải có khả năng phân biệt dịch vụ, hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu với dịch vụ, hàng hóa của chủ thể khác.
Ưu Điểm, Hạn Chế Của Việc Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Cho Logo
1. Ưu điểm đăng ký bản quyền tác giả cho logo
- Đăng ký tác quyền logo đã phát sinh kể từ khi tác giả sáng tác sản phẩm, có giá trị bảo hộ hình thức tác phẩm (tức những gì nhìn thấy được bằng mắt). Việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ dựa trên sự tự nguyện. Kết hợp với sự thiện chí trung thực của người đăng ký.
- Thời gian đăng ký nhanh chóng. Cụ thể, nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng khoảng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
- Thời gian bảo hộ dài, lên đến 75 năm (tính từ ngày công bố logo).
2. Nhược điểm khi đăng ký bản quyền tác giả cho logo
- Quyền với tác phẩm logo có thể bị huỷ bất kỳ lúc nào nếu có một bên chứng minh logo đã đăng ký là sao chép. Ngoài ra, nếu có tranh chấp sẽ phải trải qua thủ tục tại tòa án. Như vậy sẽ cần thời gian dài để giải quyết.
- Phạm vi bảo hộ thấp hơn so với đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Cụ thể, đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo chỉ bảo hộ dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật. Và được nhìn nhận dưới góc độ là một tác phẩm. Chính vì vậy, nội dung thể hiện trên tác phẩm không phải là đối tượng được bảo hộ độc quyền. Nghĩa là nếu người sử dụng nội dung chữ giống hệt nhưng chỉ thay đổi cách bố trí, phối màu khác thì vẫn được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
- Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho logo khá phức tạp.
- Không thể gia hạn thời hạn đăng ký bản quyền tác giả.
Nên Chọn Đăng Ký Nhãn Hiệu Độc Quyền Hay Đăng Ký Tác Quyền Cho Logo?
1. Đánh giá các phương thức
- Xét về mặt thời gian, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ nhanh hơn. Thời gian bảo hộ lâu dài hơn mà không cần phải gia hạn hoặc nộp các chi phí gia hạn.
- Về mặt thủ tục:
- Việc chuẩn bị hồ sơ tài liệu cho đăng ký tác quyền phức tạp hơn. Bởi phải cung cấp các tài liệu thể hiện chủ sở hữu là ai. Nếu có nhiều tác giả hoặc chủ sở hữu thì cần văn bản thể hiện sự đồng ý của tác giả.
- Còn đối với đăng ký bản quyền logo, chỉ cần chuẩn bị tờ khai và mẫu nhãn là có thể tiến hành đăng ký. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ tốn khá nhiều thời gian.
- Logo muốn bảo hộ dưới dạng một nhãn hiệu thì buộc phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho logo.
- Chức năng của nhãn hiệu logo độc quyền có mục đích phân biệt hàng hóa của các chủ sở hữu khác nhau trong quá trình kinh doanh. Do vậy, khi muốn sử dụng logo nhằm mục đích kinh doanh, thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại quyền lợi tốt nhất cùng hàng rào pháp lý chặt chẽ để xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép. Thông thường, nếu các chủ sở hữu chỉ muốn ghi nhận quyền tác giả của mình trước cơ quan nhà nước thì có thể lựa chọn việc đăng ký bản quyền.
2. Kết Luận
Trên đây là các phân tích về ưu, nhược điểm của hai hình thức trên. Tùy vào nhu cầu sử dụng logo mà các cá nhân, tổ chức có thể cân nhắc nên bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hoặc đăng ký tác quyền cho logo. Cụ thể:
- Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ logo nhằm phục vụ cho mục đích định vị thương hiệu hoặc hoạt động thương mại thì nên lựa chọn đăng ký nhãn hiệu độc quyền logo.
- Còn trong trường hợp doanh nghiệp, cá nhân chỉ muốn bảo hộ tính sáng tạo, được ghi nhận quyền sở hữu logo theo quy định của pháp luật thì nên cân nhắc lựa chọn đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho logo nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian làm thủ tục.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn lựa chọn hình thức bảo hộ logo tối ưu về mặt chi phí, thời gian thì công ty Kế toán Anpha sẽ là một “trợ thủ” đáng tin cậy dành cho bạn. Theo dõi ngay Toplistsaigon để theo dõi nhiều thông tin thú vị.