Cronbach Alpha là gì? Cronbach Alpha trong spss là gì và có tầm quan trọng như thế nào khi chạy SPSS? Hãy cùng chúng tôi khám giá nội dung đầy đủ và chi tiết nhất về cronbach alpha trong SPSS và những lưu ý cần ghi nhớ trong khi chạy SPSS nhé.
1. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha trong spss là gì?
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha
1.1. Cronbach Alpha trong spss là gì?
Cronbach Alpha là công cụ giúp kiểm tra xem các biến quan sát của nhân tố mẹ (nhân tố A) có đáng tin cậy hay không, có tốt không.
- Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố.
- Phép kiểm định cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không.
- Tuy nhiên không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại.
- Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo.
1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha là gì?
- Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác.
- Hệ số Cronbach Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 364).
SPSS là gì? Đó là phần mềm gì mà đóng một vị trí thiết yếu trong lần làm luận văn đại học vậy. Tìm hiểu ngay về phần mềm phổ biến và hữu dụng nhất hiện nay dành cho sinh viên và người có nhu cầu làm luận văn nhé.
>>> Tham Khảo Top 10 Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Kế Toán TPHCM Uy Tín, Chính Xác Và Minh Bạch
2. 4 tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha
4 tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha
- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.
- Mức giá trị hệ số Cronbach Alpha (Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24)
- Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt
- Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.
- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
- Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).
- Lưu ý giá trị của cột Cronbach’s Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation.
- Giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo.
Làm đầy đủ các bước hướng dẫn chạy SPSS nhưng kết quả lại rơi vào trường hợp xấu, mà bạn lại không biết xoay xở ra sao. Hãy cùng tìm hiểu ngay hướng dẫn xử lý số liệu spss đơn giản và hiệu quả nhất nhé.
>>> Note Ngay Top 10 Địa Chỉ Cung Cấp Dịch Vụ Báo Cáo Thuế Tại HCM
3. Bật mí 4 lưu ý khi thực hiện kiểm định
Lưu ý khi thực hiện kiểm định
- Nếu hệ số Cronbach Alpha của nhóm đã đủ tiêu chuẩn thì việc xuất hiện biến quan sát có Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach Alpha của nhóm nhưng tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì chúng ta không cần loại biến quan sát đó đi.
- Nếu hệ số Cronbach Alpha của nhóm chưa đủ tiêu chuẩn thì việc xuất hiện biến quan sát có Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach Alpha của nhóm nhưng tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 thì chúng ta nên loại biến quan sát đó đi để cải thiện độ tin cậy thang đo cho tới khi hệ số Cronbach Alpha của nhóm đạt tiêu chuẩn.
- Nếu hệ số Cronbach Alpha của nhóm chưa đủ tiêu chuẩn, chúng ta đã loại các biến quan sát có Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn Cronbach Alpha của nhóm nhưng thang đo vẫn không đủ tiêu chuẩn. Khi đó, thang đo không đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu, cần loại bỏ cả thang đo này.
- Nếu sự chênh lệch giữa Cronbach Alpha của nhóm với Cronbach’s Alpha if Item Deleted của biến quan sát là đáng kể từ 0.3 trở lên. Chúng ta sẽ loại biến quan sát đó để tăng thêm độ tin cậy của thang đo.
4. 3 cách xử lý lỗi khi phân tích Cronbach Alpha
4.1. Lỗi không hiển thị cột Cronbach’s Alpha if Item Detected
Với trường hợp này bạn nên thực hiện với mỗi nhân tố có ít nhất 3 câu. Còn nếu việc đã rồi thì chấp nhận để kết quả nhân tố có 2 câu.
4.2. Hệ số Cronbach Alpha bị âm
- Nếu bảng câu hỏi của bạn đã tốt rồi nhưng kết quả sau khi kiểm định lại bị âm, suy ra lỗi này đến từ đối tượng khảo sát.
- Bạn khi lập bảng câu hỏi, phần mở đầu cần nêu bật lên được lợi ích mà người được khảo sát sẽ có được, đồng thời là phần giới thiệu cũng rất quan trọng để thuyết phục đối tượng nghiêm túc giúp bạn hoàn thành.
4.3. Cronbach Alpha if item deleted lớn hơn Cronbach Alpha của nhóm
- Nếu tương quan biến tổng của biến bắt đầu từ 0.3 trở lên, hãy giữ lại biến quan sát đó cho những kiểm định tiếp theo.
- Nếu tương quan biến tổng Corrected Item -Total Correlation có biến nhỏ hơn 0.3, bạn hãy loại biến quan sát đó và chạy lại lần 2.
Trên đây là bài tổng hợp đầy đủ và xúc tích nhất về chủ đề cronbach alpha trong spss là gì? và những lưu ý cần thiết khi thực hiện chạy phần mềm SPSS. Hy vọng bạn đọc tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. Chúc bạn thành công!