Tỷ giá hối đoái được định nghĩa trong thị trường forex là giá trị có thể kiếm được lợi nhuận, do vậy mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến sự thay đổi của tỷ giá ngoại hối. Bài viết này sẽ được BRKV phân tích cho bạn những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối trên toàn thế giới, các thị trường của các nước sẽ làm thế nào khi gặp sự biến động này.
Tỷ giá ngoại hối là gì?
Có thể gọi là tỷ giá hối đoái (đúng thuật ngữ của dân kinh tế), tỷ giá này được quy đổi về giá của các đồng ngoại tệ và nội tệ biến động. Ở trong đầu tư forex thường giao dịch theo hình thức chính mua bán các cặp tiền tệ với nhau nên nó có sự ảnh hưởng khi từng đồng tiền bị biến động.
Vậy nên hãy cùng xem các yếu tố tác động dẫn đến các đồng tiền có thể lên xuống thế nào nhé:
Các yếu tố ảnh hưởng tỷ giá hối đáo của ngoại hối
Tỷ lệ lạm phát
Khi 1 nước có xu hướng lạm phát trong nước > lạm phát nước ngoài thì đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ (sức mua) khi đó tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên và ngược lại.
Ví dụ: Trước nguy cơ lạm phát, cùng 1 mặt hàng bán tại thị trường Mỹ với giá 1$ còn ở Việt Nam là 17.000 vnd. Thì tỷ giá hối đoái lúc này của USD/VND là 1 $ = 17.000 vnd. Và đặt chúng vào trường hợp lạm phát của năm 2006 đi, lạm phát mỹ là 3% còn VN là 7%, sản phẩm đó sẽ được bán với mức giá khác tại Mỹ 1$ + (1$x3%)=1,03$ còn ở nước ta thì giá mặt hàng sẽ là 17.000 vnd + (7%x17.000) = 18190. Lúc này tỷ giá giữa đồng USD/VND do lạm phát đã bị thay đổi: 1$ = 18190/1.03 = VND. Tỷ giá hối đoái lúc này giữa 2 cặp tiền đã tăng lên.
Lãi suất
Lãi suất cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối, việc bạn muốn xác định được lãi suất của nước đó đang tăng lên hay giảm đi sẽ so sánh với lãi suất với nước trên thế giới (bảng thống kê tài chính nếu được công bố), các loại lãi suất so sánh này có thể là lãi suất đi vay của ngân hàng London LIBID, hoặc lãi của liên ngân hàng Singapore SIBID.
Chú ý là lãi suất chỉ tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái thôi. Vì nó chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế hay chính trị của nước đó ổn định mới thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào đầu tư được, còn nếu bất ổn kinh tế và tài chính cũng sẽ không gây nhiều ảnh hưởng vì không có đầu tư cả.
Thu nhập quốc dân
Xét yếu tố này trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi:
TNQD của nước A tăng lên, nhu cầu sử dụng hàng hóa và dịch vụ nước đó cũng tăng theo thì sẽ dẫn đến tình trạng nhập khẩu nước ngoài tăng (tỷ lệ xảy ra cao) → nhu cầu dùng ngoại tệ tăng và đồng ngoại tệ cũng từ đó tăng theo (lúc này đồng ngoại tệ sẽ giảm đi và ngược lại).
Tác động chính phủ
Mình sẽ giải thích ở yếu tố này đơn giản ngắn gọn thôi:
Bất kể nước nào cũng có những chính sách về thương mại quốc tế, giả sử chính phủ nước đó khuyến khích việc xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn đến cung ngoại tệ lên cao → nhu cầu dùng ngoại tệ giảm → giá ngoại tệ giảm → nội tệ tăng
Kỳ vọng (yếu tố tâm lý và đầu tư)
Đây là 1 yếu tố dự đoán của mọi người về biến động của thị trường thông qua các hoạt động kinh tế và chính trị diễn ra ở thời điểm đó. Họ thường dựa vào nước Mỹ chủ yếu, vì các cặp tiền chơi forex đa số liên quan đến đồng USD.
Bên cạnh đó còn những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối khác như chính sách về việc chơi forex, các rủi ro không thể dự đoán trước như thiên tai hay chiến tranh, … cũng ảnh hưởng 1 phần đến việc giao dịch của thị trường này.