Các thuyết tâm lý học là khoa học về các hiện tượng về tâm lý của con người. Việc tìm hiểu về tâm lý học con người giúp chúng ta có được những cái nhìn từ khái quát đến cụ thể về các khía cạnh của con người. Bài viết này của Toplistsaigon sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 7 học thuyết tâm lý nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cùng khám phá ngay!
1. Học thuyết phân tâm học
Nguồn gốc:
Các thuyết tâm lý học phân tâm học được nghiên cứu bởi nhà tâm lý học Sigmund Freud. Tư tưởng mới mẻ của ông về tâm lý học đã tạo nên những ảnh hưởng lớn trong thế ký XX.
Nội dung nghiên cứu:
- Theo các học thuyết tâm lý này, suy nghĩ, cảm xúc, ham muốn và ký ức ẩn sâu là những điều mà luôn ẩn sâu bên trong tâm lý vô thức của mỗi người.
- Vì thế, khi chuyển những sự vô thức đó sang có ý thức, con người sẽ trở nên hiểu hơn về tâm lý của bản thân, đồng thời như một sự giải thoát cho bản thân khỏi những vướng bận trong tâm lý.
Vai trò:
- Các học thuyết tâm lý phân tâm học nói về một chuỗi các học thuyết về kỹ thuật để điều trị tâm lý cho con người. Nhờ vào việc điều tra sự tương tác giữa các yếu tố có ý thức và vô thức trong tâm trí con người.
- Bên cạnh đó, các lý thuyết tâm lý phân tâm học còn đưa những nỗi sợ hãi, xung đột và tâm trí có ý thức kết hợp với các kỹ thuật khác như giải thích giấc mơ và liên kết tự do để điều trị cho bệnh nhân.
Thuyết phân tâm học được xem là một trong những học thuyết đầu tiên trong ngành tâm lý học. Vì thế, học thuyết này thường được dùng để giảng dạy cho học viên, sinh viên chuyên ngành về tâm lý học. Để biết được học thuyết này được vận dụng ra sao các bạn hãy tham khảo thêm bài mẫu luận văn thạc sĩ tâm lý học để biết thêm chi tiết.
2. Học thuyết hành vi
Nguồn gốc:
Người đầu tiên đề xuất rằng nên tập trung nghiên cứu các thuyết tâm lý học hành vi để hiểu sâu hơn về tâm lý con người chính là John B. Watson. Đề xuất này được đưa ra vào năm 1913, sau đó, B. F. Skinner- một trong những nhà tâm lý học hàng đầu trong thế kỷ XX đã tiếp tục phát triển và ủng hộ quan điểm này.
Nội dung:
- Theo đó, các thuyết tâm lý học hành vi cho rằng các hành vi của con người có thể được tạo nên từ môi trường xung quanh hoặc được tạo nên để hành động và thích nghi với môi trường xung quanh.
Vai trò:
- Với những thành quả từ việc nghiên cứu học thuyết hành vi trong tâm lý học, nó đã giúp cho các nhà khoa học có thể quan sát được các hành vi bên ngoài khoa học và có hệ thống hơn.
- Ngoài ra, các lý thuyết tâm lý học hành vi cũng chính là cơ sở cho những kỹ thuật điều trị khác như can thiệp sâu, phân tích, khen thưởng, huấn luyện để thay đổi cải thiện tâm lý con người.
3. Học thuyết nhận thức
Nguồn gốc:
Các thuyết tâm lý học về nhận thức được cho là có nguồn gốc lâu đời. Tuy nhiên, mãi đến năm 19767, học thuyết này mới thực sự được biết đến nhờ cuốn sách của Ulric Neisser.
Nội dung nghiên cứu:
- Các học thuyết tâm lý nhận thức đa dạng về các nội dung nghiên cứu, từ các lĩnh vực tình cảm của con người đến các khía cạnh về lý trí, các lĩnh vực thuộc tri giác, tư duy.
- Tóm lại, đây chính là học thuyết nghiên cứu về trí thông minh của con người và việc hoạt động và sử dụng trí thông minh đó ra sao.
Vai trò:
- Các thuyết trong tâm lý học nhận thức có vai trò quan trọng trong ngành tâm lý học. Nó cho phép chúng ta tìm hiểu về các làm việc giữa cơ thể và trí não con người. Từ đó đưa ra những hướng giải quyết đúng, làm việc hiệu quả, thiết lập rõ ràng hơn về các mục tiêu của bản thân.
- Ngoài ra, một người hiểu rõ về các lý thuyết tâm lý học nhận thức sẽ giúp ích trong việc xây dựng các mối quan hệ, giao tiếp xã hội, mang đến sự tự tin,…
4. Học thuyết sinh học
Nguồn gốc:
Các thuyết tâm lý học về sinh học bắt nguồn từ nghiên cứu về di truyền và tiến hóa của Darwin. Theo ông, những sự phát triển có liên quan đến phẩm chất và cá tính con người đều có liên kết với sinh học.
Nội dung nghiên cứu:
- Các thuyết trong tâm lý học sinh học nêu rõ rằng các đặc tính, tính cách có ảnh hưởng đến hành vi của con người. Theo đó, khi con người xuất hiện các tổn thương trên não bộ sẽ dẫn đến những thay đổi về hành vi và tính cách con người.
Vai trò:
- Các lý thuyết tâm lý học sinh học được đánh giá là một bước tiến mới trong việc tìm hiểu và khám phá về hệ thần kinh và não bộ của con người.
- Nhờ vào đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển được các phương pháp điều trị cho những căn bệnh liên quan đến não bộ và hệ thần kinh.
- Không những vậy, các học thuyết tâm lý này còn là cơ sở để hợp lý hóa những hành vi không thể lý giải được, đồng thời hỗ trợ nhiều trong lĩnh vực y tế để điều trị cho bệnh nhân.
5. Học thuyết giao thoa văn hóa
Nguồn gốc:
Các thuyết tâm lý học về giao thoa văn hóa lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1930 với thuật ngữ “giao thoa văn hóa” và trở nên thịnh hành vào giai đoạn cuối những năm 1980 – 1990.
Nội dung nghiên cứu:
- Khi nghiên cứu các đối tượng dựa theo các thuyết tâm lý học tâm lý học giao thoa văn hóa, các nhà khoa học đã phát hiện ra được những liên quan giữa môi trường văn hóa và tính cách cũng như con người.
- Mỗi một nền văn hóa khác nhau sẽ tạo nên những cá thể có những kiểu tính cách và hành xử khác nhau. Văn hóa ở đây không chỉ là văn hóa quốc gia mà còn có thể thu hẹp lại như văn hóa gia đình, văn hóa công sở.
- Ngoài ra, các lý thuyết tâm lý này cũng chỉ ra rằng, các nền văn hóa có thể bị ảnh hưởng đến nhau theo nhiều cách khác nhau.
Vai trò:
- Nhờ những nghiên cứu trong học thuyết giao thoa văn hóa, các nhà khoa học đã giúp đưa ra những phương hướng mới để thúc đẩy sự phát triển cho con người dựa vào môi trường văn hóa.
- Đây cũng chính là cơ sở để tạo nên những chính sách, phương hướng phát triển mới trong các ngành giáo dục, sáng tạo, kinh doanh,… Vì thế, khi thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực này, một số bạn có thể sẽ bỏ qua yếu tố này.
6. Học thuyết tiến hóa
Nguồn gốc:
Các thuyết tâm lý học về tiến hóa bắt nguồn từ những ý tưởng của Darwin về chọn lọc tự nhiên trong khoa học. Từ đó, học thuyết này bắt đầu nghiên cứu về sự thích nghi của bản chất con người trong những hoàn cảnh hoặc môi trường sống không thuận lợi.
Nội dung nghiên cứu:
- Các thuyết trong tâm lý học tiến hóa nghiên cứu về những thích nghi, những thay đổi để cá thể có thể phát triển.
- Với con người, những thay đổi cần có khi bắt đầu trong một môi trường mới là điều cần thiết để sinh tồn. Các kỹ năng cơ bản cần có như ý thức, động lực, học tập, cảm xúc, tính cách con người.
Vai trò:
- Nội dung nghiên cứu của học thuyết tiến hóa đã giúp các nhà khoa học tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa có liên quan đến tổ tiên của mỗi cá thể.
- Đối với con người, học thuyết tiến hóa trong tâm lý học sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong việc tạo ra những gen đột biến mới, không còn bị phụ thuộc vào yếu tố tiến hóa.
7. Học thuyết nhân văn
Nguồn gốc:
Các học thuyết tâm lý về nhân văn được tìm ra và chứng minh bởi Carl Rogers và Abraham Maslow trong những năm 1950. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, động lực có ảnh hưởng đến hành vi và tư duy của con người.
Nội dung nghiên cứu:
- Hai nhà khoa học với hai quan điểm khác nhau để chứng minh cho những quan điểm của mình.
- Carl Rogers cho rằng động lực có chi phối lớn đến hành vi con người. Còn Abraham Maslow nói rằng nhu cầu mới chính là điều có ảnh hưởng đến sự phát triển của con người bằng việc đưa ra mô hình tháp nhu cầu.
- Ngoài ra,các thuyết trong tâm lý học nhân văn cũng chứng minh rằng việc không ngừng hoàn thiện, phát triển sẽ giúp con người thay đổi. Từ đó, khẳng định những khả năng của con người về quyền quyết định, quyền làm chủ bản thân,…
Vai trò:
- Các lý thuyết tâm lý học nhân văn được áp dụng rộng rãi trong việc tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển của con người.
- Từ đó, khi đưa nó vào mỗi cá nhân, học thuyết sẽ phát huy hiệu quả theo những cách khác nhau.
- Cuối cùng vẫn là mang đến những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi của con người.
Có thể nói, tâm lý học là một ngành khoa học rộng lớn với nhiều học thuyết và cách lý giải khác nhau. Các thuyết tâm lý học đưa ra những khía cạnh nghiên cứu khác nhau, từ đó làm hoàn thiện hơn cho quá trình nghiên cứu và phát triển con người.
Trên đây là thông tin tổng quát nhất về 7 học thuyết tâm lý nổi tiếng nhất. Những học thuyết này đã và đang được áp dụng giảng dạy trong chuyên ngành về tâm lý học.
Các học viên học thạc sĩ chuyên ngành tâm lý khi làm bài luận đều dựa trên nền tảng lý thuyết là các học thuyết ở trên để dùng cho phần cơ sở dữ liệu. Khi làm bài luận về chủ đề tâm lý học này ngoài phần cơ sở dữ liệu ra thì còn rất nhiều phần việc khác từ thu thập dữ liệu, khảo sát đối tượng,…
Nếu bạn gặp khó khăn với những phần trên, hãy liên hệ dịch vụ viết thuê luận văn. Một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.